top of page
Ảnh của tác giảCoach Vincent

"Skinny Fat" có phải do cơ địa ? Cách khắc phục !

Trong thế giới fitness, có rất nhiều trào lưu nổi lên với vô vàn thuật ngữ và kết quả nghiên cứu khoa trương như Tạng người Somatotypes, "Ăn kiêng theo mốt" Fads Diet, Superfood.... Luôn có sự đánh tráo khái niệm hoặc cố tình điều hướng các trích dẫn, tham khảo khoa học nhằm mục đích trục lợi từ những đầu óc kinh doanh "nhạy bén" như vậy.

"Skinny Fat", không biết từ nơi đâu, nổi lên vài năm gần đây trong thế giới fitness và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, với giới "Chuyên gia cơ bắp online", "skinny fat" dần trở thành một khái niệm thay thế cho somatotypes sau khi "trò lừa" này bị lật tẩy bởi rất nhiều các PT/Coach chuyên nghiệp khác (Cảm ơn Mạng xã hội !). 


Vậy "skinny fat" có thật không ? Khái niệm này nên được hiểu như thế nào ?


"Skinny Fat" là gì ?


Theo cách hiểu của "thế giới online", skinny fat được hiểu rằng khi bạn có một cơ địa dù nhìn gầy nhắc nhưng bụng vẫn phệ và nhiều mỡ. Và cũng giống như somatotypes, khi bạn sở hữu cơ địa này, bạn cần theo một phương án tập luyện, dinh dưỡng "đặc biệt" để khắc phục. Tuy nhiên thực tế, nếu bạn có lối sống khá lười biếng, không tập luyện thể thao, dinh dưỡng có gì ăn nấy, bạn chắc chắn sẽ được coi là "skinny fat" nếu chỉ hiểu mơ hồ về khái niệm như vậy. Là vì một điều đơn giản, "lớp mỡ" dễ nhìn thấy hơn và người ta dễ phát hoảng khi thấy bụng bự hơn các chỗ khác trên cơ thể. 


Vì cũng giống như Somatotypes, "skinny fat" cũng thuộc nhóm "khái niệm lơ mơ" không có đánh giá cụ thể qua việc đo đạc hay xét nghiệm. Và phần lớn nhóm người không có cân nặng vừa ý, ít tập luyện hoặc mới có ý định tập gym, khi được biết về "tạng người skinny fat" đều tin mình có cơ địa này. Tất nhiên để câu view bán vài cái dây cao su kháng lực hay vài lọ supplement, đây là một thông tin vô cùng có ích. 


Còn về mặt khoa học, điều này không nằm ở cái nhìn bên ngoài hay cảm giác lo âu về sức khỏe. "Skinny fat" đi kèm theo nhiều khái niệm tương quan như "béo phì chuyển hóa" (metabolically obese), "béo phì suy nhược cơ"(sarcopenic obesity). Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Bên cạnh đó, "Skinny Fat" cũng đánh đổ việc sử dụng Chỉ số thể khối (BMI) để đánh giá về tình trạng sức khỏe hay quan niệm "cứ nhìn thon gọn sẽ khỏe mạnh".


Một sự thực khá thú vị là, những người mắc tình trạng này có các vấn đề sức khỏe tương tự như những người thừa cân như mỡ máu cao, huyết áp cao, đường huyết cao, sưng viêm... Tình trạng này không phải do di truyền hay cơ địa vốn có mà đến từ hai yếu tố, lifestyle và tuổi tác.



"Skinny Fat" do lifestyle 


Thực tế là những đứa trẻ không có đủ thức ăn, gầy gò ốm yếu từ bé khi lớn lên đa phần tự nhận mình thuộc nhóm skinny fat. Khi không có đủ dinh dưỡng trong một thời gian dài dẫn tới sức khỏe bị giảm sút tạo thành tâm lý lười tập luyện. Đây cũng là lí do đa phần các bạn "skinny fat" tìm đến tập tạ như một giải pháp cứu chữa. Nhìn vào vẻ bề ngoài, có vẻ đây là cách làm đúng vì bạn "nhiều mỡ, ít cơ" nên chỉ cần tập cho "tăng cơ giảm mỡ" sẽ cải thiện được tình hình. Tuy nhiên thực tế không đơn giản như thế. 


Bên cạnh trò lừa "tăng cơ giảm mỡ" để câu view bán hàng thường không có tác dụng, vấn đề của skinny fat đến từ bên trong hệ thống của bạn nên vội vã đến phòng gym và nhồi nhét một đống protein sẽ không mang lại kết quả. Phần lớn những người "skinny fat" không đủ sức khỏe và tinh thần để tập luyện nặng nhọc như vậy.


"Những gì bạn ăn sẽ tạo thành chính bạn". Dinh dưỡng quyết định sức khỏe của mỗi người. Và nói đến sức khỏe, vẻ bề ngoài không phải trọng tâm và không có giá trị tham khảo y tế. Đây là lí do, nếu bạn cảm thấy hay tự nhận mình thuộc nhóm "skinny fat", tập luyện thể hình có thể không phải phương pháp đúng đắn. 


Việc bạn cần làm là khắc phục sức khỏe từ bên trong trước qua tập luyện sức khỏe toàn thân(cardio, total fitness), dinh dưỡng khỏe mạnh, lối sống lành mạnh kết hợp với tập luyện cơ bắp có phân kì (periodization) để cải thiện tình trạng này từng bước một. 


Skinny Fat do tuổi tác ?

Sarcopenia là tình trạng suy nhược, giảm sút kể cả về kích thước lẫn sức khỏe cơ bắp. Tình trạng này diễn ra khi chúng ta già đi bắt đầu từ những năm 40 tuổi (có thể sớm hơn tùy vào lối sống, sức khỏe). Sarcopenia không chỉ ảnh hưởng tới các chức năng vận động hay sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới trí nhớ và hoạt động của não bộ. 


Ở mặt khác, thừa cân hoặc béo phì làm suy giảm các chức năng tim mạch, trao đổi chất và cả chức năng nhận thức. Trầm trọng hơn, béo phì có thể gây ra các chứng bệnh viêm mãn tính bên trong cơ thể.


"Khi cơ thể không khỏe mạnh, tinh thần bạn cũng không khỏe mạnh và ngược lại" nên khi hai tình trạng này kết hợp với nhau tạo thành trạng thái "skinny fat" ở người lớn tuổi, mọi thứ sẽ trở lên tệ hại hơn. Nếu một người lớn tuổi nhưng không có thói quen tập luyện cơ bắp lại có thói quen dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh, cả hai vấn đề suy nhược cơ bắp và thừa cân diễn ra đồng thời và thậm chí "hỗ trợ" cho nhau.


WHO cùng nhiều tổ chức sức khỏe của các quốc gia đều đưa ra khuyến cáo, dù bạn ở bất cứ độ tuổi nào, bạn cũng cần tập luyện cơ bắp toàn thân ít nhất 2 lần 1 tuần. Cụ thể hơn, các nhóm cơ lớn như chân, tay, lưng, vai, ngực và bụng cần được luyện tập thường xuyên. Tuy nhiên trước khi tập luyện, hãy kiểm tra các chỉ số sức khỏe và nhận lời tư vấn từ các chuyên gia thực thụ.


Cuối cùng, với phần lớn người bị tình trạng "bụng bự chân tay teo", thay vì chăm chăm vào việc giảm cân với các chế độ ăn kiêng thần thánh, hãy tập luyện và quan tâm tới dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cơ bắp và có một lifestyle khỏe mạnh. Một nguyên lý đơn giản nhưng ít người để tâm trong fitness là "Use it or lose it"/(Dùng hay là mất). Sức khỏe cũng vậy, nếu bạn không "dùng" nó, nó sẽ mất đi, lựa chọn nằm ở chính bạn. 





978 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Kommentare


© Copyright
bottom of page